Chi phí sinh hoạt tăng cao là rủi ro lớn nhất đe dọa toàn cầu
Theo Nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế vafbaso cáo diễn đàn Kinh tế thế giới chỉ ra rằng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt tăng cao là rủi ro lớn nhất đe dọa toàn cầu trong 2 năm tới.
Hơn 1.200 chuyên gia nghiên cứu về rủi ro toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận định. Trong các nguyên nhân thì cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt là rủi ro lớn nhất tính đến năm 2025 đe dọa an ninh toàn cầu. Xét đến tình hình thế giới hiện tại, đây được xem là một nhận định thực tế, khi từ châu Á đến châu Âu, nhiều người dân đang phải đối mặt với gánh nặng chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày.
Nền kinh tế Pakistan mấp mé trên bờ vực khi Mất điện và giá cả tăng
Đối mặt với tình trạng giá cả tăng cao, thiếu USD, Pakistan chỉ có đủ ngoại tệ dự trữ để thanh toán cho 3 tuần nhập khẩu. Hàng ngàn container vận chuyển hàng hóa đang dồn ứ tại các cảng. Các khoản chi phí cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm và năng lượng đang tăng chóng mặt. Hàng dài hàng trăm người xếp hàng tại các trạm xăng khi giá cả tăng nhanh dữ dội ở đất nước 220 triệu dân này.Sự lo lắng này phản ánh phần nào tình trạng của một quốc gia đang chạy đua để tránh khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Như nhiều người dân Pakistan khác, anh Muhammad Concuto, 27 tuổi, một tiểu thương kinh doanh rau củ, lo lắng không biết tuần tới hành tây sẽ có giá bao nhiêu. Anh Concuto lo lắng thêm chưa biết việc làm thế nào có thể mua được nhiên liệu cần thiết để sưởi ấm cho ngôi nhà của mình.
Sự cố mất điện trên toàn quốc vào tháng qua càng khiến mọi người lo lắng hơn. Người dân khắp cả nước bị nhấn chìm trong bóng tối, mạng lưới vận chuyển, giao thông liên lạc bị ảnh hưởng và ngừng hoạt động, các bệnh viện, cơ quan nhà nước phải dựa vào máy phát điện dự phòng.
Afghanistan gánh năng Củi, than, thực phẩm?
Người dân Afghanistan đang trải qua một mùa Đông lạnh cực đoan. Năm này được đánh giá là lạnh nhất trong 15 năm qua, với nhiệt độ có nơi xuống tới -35 độ C. Ít nhất 170 người đã tử vong do giá rét. Không có tiền, Người dân, Các gia đình buộc phải lựa chọn, mua thực phẩm để ăn hay mua củi hoặc than để sưởi ấm, mà thiếu thứ nào cũng đều không ổn.
Ông Ashour Chimteo cùng 5 con nhỏ cư ngủ trong một căn hầm xi măng lạnh lẻ. Trong những ngày nhiệt độ tại Afghanistan xuống dưới mức âm độ C, nơi đây chẳng khác nào một túp lều mỏng manh không đủ che chắn gió lạnh là một trong nhưng khó khắn với ông Ashour Chimteo. Thời tiết giá rét lại chồng chất thêm gánh nặng lên vai những người dân nghèo Afghanistan .Giữa khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Trên một cánh đồng phủ đầy tuyết ở phía tây thủ đô Kabul, lũ trẻ con phải lục tung đống rác tìm túi ni lông để đốt vì nhà không đủ tiền mua củi hoặc than.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, khoảng 2/3 dân số, 28 triệu người dân Afghanistan, đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp để duy trì sự sống.
Đến Những nước phát triển: Nước Anh "húp canh"
Tờ báo Conversation đã chơi chữ khi nói về cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt đang diễn ra tại Anh bằng cụm từ "UK not OK" (UK không OK: Nước Anh không ổn).
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng thực phẩm đã trở thành một nét đặc trưng trong cuộc sống hiện đại của người Anh.
chị Beautine Wester-Muto đang nhặt nhạnh những món đồ trong những chiếc hộp đựng quần áo trẻ em, đồ chơi và các loại đồ dùng khác được quyên tặng dành cho người dân địa phương đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt ở Vương quốc Anh.Nước Anh đang ở giữa đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, từ nhiên liệu đến chi phí thực phẩm và nhà ở. Đối mặt với một cuộc khủng hoảng không ngừng gia tăng, nước Anh hiện có hơn 2.500 ngân hàng thực phẩm.