Làn sóng phá sản lan mạnh ở Mỹ
Làn sóng phá sản, vỡ nợ từ châu á đãng lan rộng và lan sang Mỹ, làn sóng này càng dâng lên ở Mỹ: Liên tiếp chứng kiến các doanh nghiệp lớn 'ngã ngựa', không thể 'gánh gồng' trước sức ép từ lãi suất quá cao. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản đang tăng lên nhanh chóng. Song, điều đáng lo ngại là ngày càng nhiều công ty rơi vào cảnh khó khăn đều có quy mô lớn.
Trong năm nay, một loạt các công ty như SVB Financial, Bed Bath & Beyond và Yellow đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11. Sự sụp đổ của công ty Yellow gần đây đã khiến nền kinh tế Mỹ xáo trộn, từ hoạt động vận tải nội địa cho đến thị trường bất động sản và cả Phố Wall. Rõ ràng rằng, số vụ phá sản tăng lên ở thời điểm hiện tại khác xa so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hay cuộc suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch. Thực chất, tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp lớn thấp bất thường trong năm ngoái, do đó đà tăng trong năm nay được nhận định là… bình thường.
Theo số liệu của Moody’s Investors Service, từ đầu năm đến nay, tại nước Mỹ có tới 41 vụ vỡ nợ của những công ty lớn, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Meghji cho biết kể từ quý IV năm ngoái, công ty chuyên tư vấn tái cấu trúc nợ của ông đặc biệt bận rộn với lượng khách hàng tăng đột biến đến từ nhiều ngành nghề. Mặc dù gần đây những công ty có vấn đề nhất đều đã bị ảnh hưởng, ông dự đoán trong thời gian tới cả những công ty có tình hình tài chính khỏe mạnh hơn cũng sẽ gặp khó khăn vì lãi suất cao.
Chính sách lãi suất FED là nguyên nhân?
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang dự định sẽ tiếp tục tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Theo CNBC nhận định, điều này đồng nghĩa trong những tháng tới số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ sẽ tăng lên. Thực tế thì trong tháng trước, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ vỡ nợ đã tăng mạnh do triển vọng kinh tế bấp bênh và lãi suất tăng khiến chi phí tái tài trợ các khoản nợ tăng vọt. Các chuyên gia phân tích nhận định lãi suất tăng chính là “thủ phạm” lớn nhất khiến các doanh nghiệp đối mặt căng thẳng tài chính. Các công ty này khó khăn về tài chính và thanh khoản cần thêm thanh khoản hay đang có gánh nặng nợ và cần phải đảo nợ đều phải đối mặt với lãi suất cao.
Họ chỉ ra nguyên nhân là do lạm phát leo thang, lãi suất tăng cao, các khoản hỗ trợ của chính phủ dần cạn kiệt và tình trạng chuỗi cung ứng gián đoạn kéo dài.
Giờ đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp khác cũng có thể gửi hồ sơ tương tự, khi lãi suất cao đẩy họ đến "vực thẳm".
Dù bất kỳ hình thức phá sản nào cũng đều là "tin dữ", thì vụ phá sản của các doanh nghiệp lớn đều mang đến những rủi ro khá lớn cho nền kinh tế. Những trường hợp như vậy có thể khiến thị trường tài chính lo ngại, khiến hàng chục người mất việc. Ví dụ, trong trường hợp của Lehman Brothers năm 2008 cũng cho thấy rõ ràng rằng một cuộc suy thoái đang xảy ra.
“Hiện nguồn vốn đang trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều”, Mohsin Meghji, nhà sáng lập M3 Partners nói. “Suốt 15 năm qua, trung bình chi phí đi vay rơi vào khoảng 4-6%, nhưng giờ thì con số lên đến 9-13%”.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MÁY ĐẾM TIỀN GIÁ SỈ TẠI VIỆT NAM
ĐC: Khu đô thị Vinhomes Grand Park Quận 9, phường Long Thạnh Mỹ, Tp Thủ Đức, Tp HCM
CN1: 132 Dương Văn Dương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, HCM
CN2: 26-28 Nguyễn Du, TX. Hoài Nhơn, Bình Định
HOTLINE HỖ TRỢ/ZALO: 090.987.0001 – 090.3939.609