Cần khai thác tiềm năng sông Sài Gòn khi tiến hành Quy hoạch TP HCM; Theo TS Trần Ngọc Chính, TP HCM cần quy hoạch Khai thác Sông sài Gòn. Đây là tài nguyên đặc biệt ít nơi có, khai thác lợi thế nhằm phát triển kinh tế, du lịch, phục vụ cộng đồng.
Những con sông mang sự sống
Trên thế giới nhiều sông được quy hoạch và trở thành 1 lợi thế vùng và lợi thế quốc gia như: Hoàng Phố ở Thượng Hải (Trung Quốc), Thames (Anh)... cũng không có vị trí đẹp như Sài Gòn nhưng được tận dụng và phát triển rất tốt, trở thành cảnh quan nổi tiếng.
-
Venice, Italy: Venice nổi tiếng là thành phố du lịch hấp dẫn trên thế giới, một phần bởi thành phố được xây dựng dọc theo những con sông tạo nên khung cảnh thơ mộng đó là Kênh đào Grand chạy qua Venice tạo thành hành lang giao thông đường thủy đa dạng uốn lượn hình chữ S, đi qua phần lớn các điểm du lịch chính trong thành phố.Paris,

-
Pháp: Paris không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự lãng mạn cùng những công trình kiến trúc cổ kính. Nổi bật Pari được thế giới biết đến. Thành phố còn biết đến bởi dòng sông Seine xinh đẹp chảy qua. Hai bên bờ sông là một loạt các công trình như Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, vườn Tuileries...

-
Khi so sánh tại Sông Hàn Tại Đà Nẵng được khai thác rất tốt, sông Hàn chảy qua trung tâm thành phố khoảng 7 km, bao gồm cả không gian đô thị ven bờ cùng những cầu bắc ngang. Điều này giúp Đà Nẵng mang thương hiệu là thành phố du lịch là "thành phố của những cây cầu".
-
Bangkok, Thái Lan: Thủ đô Bangkok của Thái Lan là một thành phố sôi động, nhộn nhịp với nhiều đền chùa cổ kính và nền ẩm thực tuyệt vời. Chảy xuyên qua thành phố thủ đo Bankok là dòng sông Chao Phraya huyết mạch nổi tiếng nối từ phía bắc ra đến vịnh Thái Lan. Hệ thống kênh đào ở đây được xây dựng 2 bên bờ sông từ thế kỷ 19, đi qua nhiều điểm du lịch hấp dẫn
Cần khai thác tiềm năng sông Sài Gòn khi tiến hành Quy hoạch TP HCM
Theo TS Trần Ngọc Chính, dòng sông Sài Gòn uốn lượn qua TP HCM, những nhánh sông đan xen như một "dải lụa", điều hiếm nơi nào có, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
Tại Hội nghị báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, ngày 12/9. Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, TS Trần Ngọc Chính, nói: "Sông Sài Gòn là cảnh quan đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho TP HCM nhưng các nghiên cứu quy hoạch để phát triển không gian đô thị ven bờ đang rất mờ nhạt".
Với chiều dài sông Sài Gòn khá lý tưởng, qua TP HCM khoảng 40 km và rất rộng, ông Chính cho rằng trước mắt trong quy hoạch có thể tập trung phát triển trước 15-20 km, đặc biệt là đoạn qua khu Bình Thạnh, Quận 1, Thủ Thiêm và bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, bởi đây có một loạt điểm du lịch có sẳn nên nó được ví như "hòn ngọc" của thành phố.
Chính nói đề nghị đơn vị tư vấn cần làm rõ các nội dung liên quan quy hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, để thấy đây là cảnh quan đặc biệt thiên nhiên ban tặng không phải nơi nào cũng được lợi thế này.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết quy hoạch chung thành phố có từ năm 2010, đến nay nhiều vấn đề mới phát sinh. Việc nghiên cứu điều chỉnh lần này dựa trên hai nguyên tắc gồm kế thừa những quy hoạch trước đây và cập nhật, khắc phục các khiếm khuyết, hạn chế để thành phố phát triển."Thành phố sẽ rà soát những gì tốt cần giữ lại và phát huy cũng như những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung"

Theo ông Mãi, TP HCM là trung tâm đô thị lớn thì văn hoá, xã hội cũng là lợi thế. Vì thế sự phát triển cần đầy đủ không gian xanh. Do vậy trong nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, thành phố định hướng duy trì một tỷ lệ đất nông nghiệp nhất định như phần dự trữ cho sau này. Riêng vấn đề dân số, ông cho rằng với cơ cấu kinh tế, xã hội của TP HCM hiện nay và sắp tới cần tính toán kỹ về quy mô, chất lượng để đảm bảo phát triển phù hợp.